CÁC DẠNG KẾT CẤU THÉP

Có rất nhiều loại thép, được phân loại theo các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường phổ biến nhất là các dạng kết cấu thép như thép tấm, thép hình, thép hộp, thép thanh, thép cuộn… phù hợp ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

THÉP TẤM

Thép tấm được gia công bằng quy trình phức tạp từ vật liệu ban đầu, cán mỏng thành từng tấm/ miếng với các khổ khác nhau, chia thành thép cán nóng và thép cán nguội. Ngoài ra, thép tấm còn có dạng cuộn giúp nhà sản xuất tiết kiệm chi phí khi sản xuất ở số lượng lớn.

Ưu điểm:

  • Độ bền cao
  • Khả năng chịu lực tốt
  • Dễ lưu trữ và bảo quản. Lưu ý, thép cán nguội cần tránh nước mưa và các chất hóa học.
  • Tính ứng dụng rất cao vì có nhiều quy cách (khổ rộng, độ dày, chiều dài mét tới).
  • Lợi thể cao khi vận chuyển: bề mặt phẳng nên hạn chế bị cong, vênh, móp méo so với các loại thép khác.

Ứng dụng: đóng tàu, dân dụng, đồ nội thất xây nhà xưởng, lợp, phương tiện giao thông (xe tải, xe thùng, container…) gia công các chi tiết sản phẩm có bề mặt phẳng, rộng như bàn, ghế, tủ…

THÉP ỐNG

Thép ống có dạng trụ nhưng rỗng ruột, có dạng ống tròn, vuông, chữ nhật, oval… Độ dày thành mỏng từ 0,7mm-6,35mm, đường kính từ 12,7mm, đến 219,1mm. Bề mặt có thể được gia công xi mạ thêm để gia tăng khả năng chống ăn mòn.

Về gia công, thép ống còn được chia thành thép ống mạ kẽm, thép ống hàn (xoắn, thẳng, cao tầng), thép ống đúc carbon…

Ưu điểm:

  • Độ bền cao.
  • Chịu lực, chịu nhiệt tốt
  • Dễ lắp đặt

Ứng dụng: giàn giáo, nhà thép tiền chế, kết cấu móng, trụ đèn, các loại ống dẫn và thoát nước, dầu…, khung sườn của các loại phương tiện giao thông, trang trí nội – ngoại thất.

THÉP HỘP

Là thép được gia công thành hình khối và rỗng ruột. Phổ biến nhất là thép hộp vuông và thép hộp chữ nhật. Độ dày thành hộp từ 0,7 đến 5,1mm và một cây thép hộp dài 6m.

Tùy vào mục đích và điều kiện môi trường, thép hộp được sử dụng là thép hộp đen trong điều kiện bình thường không tiếp xúc trực tiếp với axit và muối, nước biển. Trong trường hợp điều kiện khắc nghiệt hơn như ven biển hay môi trường có tiếp xúc với hóa chất, thép hộp mạ kẽm được ưu tiên sử dụng. Lớp mạ kẽm bên ngoài giúp bảo vệ mặt thép bên trong không bị oxy hóa.

Ứng dụng:

Thép hộp đen được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng, nhà máy, các sản phẩm dân dụng.

Thép mạ kẽm được ứng dụng tương tự nhưng ở môi trường ven biển hoặc các kho bãi, nhà máy hóa chất.

THÉP HÌNH

Hiện nay, phổ biến các loại thép hình như thép hình H, hình I, thép chữ V, U, góc… Các loại thép này phong phú về hình dạng và kích thước nên thích hợp với nhiều lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là ngành xây dựng.

Ngoài ra, ưu điểm của thép hình còn được biết đến nhờ kết cấu vững chắc, bền, chịu được tải trọng và độ rung lắc.

Ứng dụng: trong công trình xây dựng, thiết bị, máy móc, nhà tiền chế, công trình cầu đường, khung xe cộ, đồ dân dụng nội – ngoại thất, tháp và cột điện…

THÉP XÂY DỰNG

VÌ SAO NÊN SỬ DỤNG INOX

Có những loại thép đặc thù sử dụng nhiều trong ngành xây dựng nên được gọi chung là thép xây dựng. Nhờ những đặc điểm như đa dạng chủng loại, kích thước nên phù hợp với nhiều hạng mục và chi tiết sản phẩm trong các công trình lớn nhỏ.

  • Thép thanh tròn: Có 2 loại thép thanh trơn và thép thanh vằn. Thép thanh trơn có đường kính từ Ø14 – Ø25, dài 12m, có độ dãn và độ dẻo, linh hoạt để uốn. Thép thanh vằn hay còn gọi là cốt thép bê tông có đường kính từ Ø10 đến Ø32, sử dụng để tăng cường sự kiên cố các trụ trong công trình.
  • Thép cuộn: là thép dây được cuộn tròn với khối lượng từ 200kg đến 460kg. Đường kính nhỏ, mảnh, bề mặt trơn nên thép cuộn được ứng dụng để kéo dây trong các công trình xây dựng.
  • Xà gồ:

Đối với những công trình có quy mô lớn (nhà máy, đóng tàu, cầu đường, hạng mục thi công tường, mái, các tấm đỡ…) vật liệu được sử dụng là thép công nghiệp hay còn gọi là xà gồ vì chúng có độ bền vượt trội, cứng cáp, thẫm mỹ và không bị cong vênh dưới tác động lực.

Những loại xà gồ cán nóng, được gia công bằng công nghệ tiên tiến còn có khả năng chống cháy ở một mức độ nhất định giúp nhà xưởng hạn chế và làm giảm thiểu hậu quả về hỏa hoạn. Xà gồ có 2 loại là xà gồ thép đen và xà gồ mạ kẽm. Trong đó, có 2 hình dạng phổ biến là xà gồ C và xà gồ Z.