TUYỆT CHIÊU PHÂN BIỆT INOX THẬT VÀ INOX GIẢ

Gia Kiệt xin mách bạn tuyệt chiêu phân biệt inox thật và inox giả. Inox là một trong những loại vật liệu bị làm giả rất nhiều.

Vì muốn làm cho giá thành rẻ hơn và có lợi nhuận nhiều hơn, một số đơn vị không chần chừ sản xuất kim loại nhưng lại mạ kém chất lượng bên ngoài, pha tạp chất… rồi vô tư gắn nhãn mác inox khiến nhiều khách hàng nhầm lẫn, dễ mất niềm tin, hoang mang khi chọn lựa sản phẩm.

CĂN CỨ ĐỘ SÁNG BÓNG PHÂN BIỆT INOX THẬT VÀ INOX GIẢ

Ta có thể dễ dàng phân biệt được inox thật – giả. Inox thật sẽ có độ sáng bóng và mịn màng hơn. Trong khi inox giả chỉ có độ sáng hơi mờ, ít nhẵn mịn. Ngoài ra, theo thời gian sử dụng, inox giả sẽ không giữ được độ sáng như ban đầu mà sẽ bắt đầu phai màu dần. Một số sản phẩm còn bị nổ bề mặt li ti, hoen ố…

DÙNG NAM CHÂM ĐỂ KIỂM TRA INOX THẬT GIẢ

Là cách thường được sử dụng nhất. Đưa nam châm gần sản phẩm inox, nếu có lực hút diễn ra và lực kéo nặng nghĩa là đã có từ tính xuất hiện, nghĩa là không phải inox thật. Ngược lại, nếu lực hút rất nhẹ và lực kéo nhẹ thì là inox thật.

Tuy nhiên cần lưu ý, loại thành phần của inox bạn mua là gì. Có inox không có từ tính nhưng có inox lại có từ tính nhẹ. Tùy vào thành phần inox mà các sản phẩm inox chất lượng hoặc là không hút từ hoặc nếu có chỉ hút nhẹ.

Vì vậy, trước khi mua hàng cần phải xác định cụ thể loại inox cần mua. Một số đặc điểm về từ tính của các loại inox phổ biến hiện nay:

– SUS430: nhiễm từ, dễ bị tác động của môi trường làm hoen ố

– SUS202: nhiễm từ, dễ bị tác động của môi trường làm hoen ố

– SUS201: không nhiễm từ (99%), bền với thời gian, song tránh tiếp xúc trực tiếp với axit hoặc muối

– SUS304: không nhiễm từ, có thể dùng trong mọi môi trường, luôn sáng bóng, đảm bảo an toàn thực phẩm

– SUS316: không nhiễm từ, có thể dùng trong mọi môi trường, kể cả những môi trường đòi hỏi độ sạch rất khắc khe.

DÙNG AXIT NÓNG 70 ĐỘ HOẶC DUNG DỊCH THỬ CHUYÊN DỤNG

Để kiểm tra bề mặt inox giả sẽ biến đổi thành màu đen sì nếu dùng axit 70 độ để kiểm tra vật liệu. Còn inox thật vẫn giữ nguyên màu sắc như ban đầu.

Tuy nhiên, đối với các sản phẩm tinh vi hơn được mạ một lớp inox mỏng 304, việc dùng axit 70 độ dường như không có tác dụng nhưng qua thời gian sử dụng, lớp inox mỏng này sẽ bị bong tróc và kim loại phía trong sẽ bị gỉ.

TEST THÀNH PHẦN HÓA HỌC TẠI TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM:

Để đảm bảo kiểm tra inox chất lượng hay không một cách chính xác nhất, chúng ta có thể đem sản phẩm đến trung tâm kiểm nghiệm để xác định thành phần cấu tạo hóa học của vật liệu. Với cách này, không những giúp xác định được inox thật giả mà còn xác định được loại/ mác inox. Các thành phần cơ bản trong thép không gỉ – inox như sau:

– Inox 201: 0.8% – 4.5% Niken và 7.1% Mangan

– Inox 304: 8.1% Niken và 1% Mangan

– Inox 430: 0% Niken và 18% Crom

Tuy nhiên, đây là phương thức kiểm nghiệm khá mất thời gian và tốn kém vì trung tâm cần thực hiện các bược nhất định và cũng cần thời gian để cung cấp các văn bản chính thức cho việc test này.